Giúp con cái đối phó với những sự việc căng thẳng

‘Thỉnh thoảng trẻ nhỏ không theo kịp với người lớn. Người lớn cần phải chậm lại để có thể đi cùng với em.’

Ngày nay các gia đình phải đương đầu với nhiều căng thẳng. Chẳng hạn như làm việc nhiều giờ, ly dị, bệnh hoạn, thất nghiệp và dọn nhà đều là những việc ảnh hưởng cả người lớn lẫn trẻ em.

 Trong khi có thêm một em bé trong gia đình là một thời gian vui vẻ cho gia đình, nhưng đây cũng là thời gian có nhiều thay đổi đáng kể cho mọi người, nhất là trẻ em. Những kinh nghiệm này ảnh hưởng tới cách dạy dỗ con cái của chúng ta. Cảm xúc của quý vị trong những lúc này có thể mạnh mẽ tới mức mà quý vị không để ý thấy hay không cảm thấy có thể đáp ứng với nhu cầu của trẻ.

Con quý vị cảm thấy như thế nào?

Trẻ em có thể cảm thấy sợ hãi, yếu đuối không an toàn trong những lúc căng thẳng hay thay đổi.

Đừng cho là con đang hiểu hết những chuyện đang xảy ra. Đây có thể là thời gian mà trẻ cảm thấy bối rối và bất an.

Trẻ có thể cảm thấy có trách nhiệm cho những chuyện ‘xấu’ xảy ra cho những người mà trẻ quan tâm.

Trẻ em đáp ứng với sự căng thẳng và thay đổi bằng nhiều cách khác nhau:

  • Trẻ làm như mình còn bé. Đây là cách trẻ cho quý vị biết là trẻ không chịu nổi nữa và trẻ cần quý vị.
  • Trẻ có thể bám, nhõng nhẽo, hay phá rối quý vị như là một cách để làm cho quý vị chú ý, quan tâm, hỗ trợ và lấy chi tiết từ quý vị.
  • Trẻ có thể ngủ không an giấc, có ác mộng hay đái dầm.
  • Trẻ có thể thu mình lại hay rất dễ buồn.
  • Trẻ có thể cố gắng hết sức để làm cho mọi chuyện tốt hơn trong gia đình.
  • Trẻ có thể cảm thấy khó mà nói cho quý vị cảm xúc của trẻ vì trẻ không muốn quý vị lo lắng hay buồn phiền hơn nữa.

Phải làm gì…

  • Thường xuyên động viên, làm cho con yên tâm là quý vị vẫn thương yêu con.
  • Nói cho con biết những gì xảy ra không phải là lỗi của con. Quý vị có thể phải làm điều này nhiều lần.
  • Cho con biết là dù quý vị có buồn đi nữa, quý vị vẫn tự chủ được.
  • Thành thật và cho con biết rõ về những gì đang xảy ra.
  • Khi khả dĩ, cho con tham gia vào những quyết định có ảnh hưởng tới em.
  • Cho con thời gian để nói chuyện. Nếu em không nói với quý vị được, khuyến khích em nói với người mà em tin cậy.
  • Cho con biết là con có thể có nhiều cảm xúc khác nhau. Nhấn mạnh cho con biết đây là điều bình thường và cho con cơ hội để diễn tả cảm xúc của mình.
  • Dành thời gian để cố gắng tìm hiểu xem con cảm thấy như thế nào và tại sao con lại hành xử như vậy. Hãy kiên nhẫn và khoan dung.
  • Cố gắng theo những thói quen thông thường.

 

Bảo đảm là những người xung quanh hỗ trợ cả quý vị lẫn trẻ.

Nghe
Giuùp con caùi ñoái phoù vôùi nhöõng söï vieäc caêng thaúng
Update Required To play the media you will need to either update your browser to a recent version, enable javascript or update your Flash plugin.