Qua con mắt của trẻ…
Càng hiểu rõ con em, chúng ta càng giúp đỡ và hỗ trợ các em nhiều hơn. Một trong những cách để làm được điều này là chúng ta hồi tưởng lại kỷ niệm thời thơ ấu của mình và nhìn thế giới chung quanh từ quan điểm của trẻ.
Nhớ lại em làm con nít là như thế nào…
Nghĩ về những việc quan trọng xảy ra cho quý vị khi còn bé và suy nghĩ xem những việc này ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống và quan hệ của quý vị.
Những gì cha mẹ của quý vị nói và làm mà quý vị cảm thấy quan trọng?
Quý vị muốn cha mẹ nói và làm những gì với quý vị?
Những kinh nghiệm nào quý vị muốn con cái nhớ mãi?
Cách trẻ em suy nghĩ khác với người lớn. Trẻ em không phải lúc nào cũng hiểu về các hoàn cảnh giống như người lớn. Chẳng hạn như, trẻ em có thể nghĩ là mình có lỗi trong những việc không liên quan gì tới em.
Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ em một thời gian để hiểu kinh nghiệm của em với thế giới chung quanh. Cảm thấy như thế nào khi mình thì bé xíu trong khi mọi người khác đều to lớn? Cảm thấy như thế nào khi không tìm được chữ để diễn tả cảm xúc của mình?
Là người lớn, chúng ta có trách nhiệm tôn trọng và trân quý trẻ.
- Tham khảo về những việc ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ. Là người lớn, chúng ta phải cố gắng thăng bằng giữa ý nguyện và quan niệm của trẻ với những gì mà chúng ta cho là an toàn và chừng mực. Khi trẻ lớn dần, chúng ta cho phép trẻ có nhiều ý kiến hơn về cuộc sống của trẻ. Cho trẻ một vài chọn lựa và phải chuẩn bị chấp nhận sự lựa chọn của trẻ.
- Giúp trẻ nhận trách nhiệm.
- Tôn trọng là trẻ có thể suy nghĩ và cảm nhận khác với chúng ta.
- Phải làm sao để đảm bảo là chúng ta để ý nghe những gì em nói. Để có những suy nghĩ tốt về bản thân mình, trẻ cần phải cảm thấy là chúng ta tôn trọng trẻ.
- Nhận biết nhân phẩm và chấp nhận cũng như hãnh diện về cá tính của trẻ.
- Đảm bảo là trẻ được an toàn và bảo vệ.
Trẻ cần chúng ta giúp để có thể phát triển và tăng trưởng.