Tự hiểu mình trong vai trò làm cha mẹ
Tất cả chúng ta ai nấy đều muốn làm một người cha hay mẹ tốt nhất đối với khả năng của mình
Tất cả chúng ta đều khởi đầu vai trò làm cha mẹ với nhiều quan niệm về việc nuôi con. Chúng ta có những hy vọng và ước mơ đối với con trẻ và bản thân trong vai trò làm cha mẹ. Tuy nhiên, đôi lúc có những điều cản trở chúng ta thực hiện tốt theo ý muốn trong vai trò này. Đôi lúc chúng ta có thể cảm thấy bị kẹt cứng trong những khuôn mẫu ứng xử với con trẻ mà chúng ta không hề muốn, và không hiểu rõ thật sự tại sao điều đó xảy ra.
Cũng giống như con trẻ, kinh nghiệm cuộc sống của chúng ta hình thành tính cách con người chúng ta. Chúng ta có được nhiều các quan niệm về trẻ em và việc nuôi con từ nhiều nguồn xung quanh, kể cả từ cha mẹ, gia đình, bạn bè, trung tâm giữ trẻ, trường học, giới chuyên gia và các phương tiện truyền thông.
Trong vai trò làm cha mẹ, chúng ta thường làm đi làm lại những gì chúng ta biết rõ hơn ai nhất. Phần lớn thì những gì chúng ta biết rõ hơn ai nhất có được từ kinh nghiệm bản thân. Những kinh nghiệm lớn lên trong gia đình gốc của chúng ta là nền tảng quan trọng cho những giá trị và niềm tin mà chúng ta có đối với con trẻ, việc nuôi con và gia đình.
Làm những việc dù mình thấy như vậy là thiếu khôn ngoan……
Ai nấy làm cha mẹ cũng có những lúc lọt vào tình huống mà chúng ta làm hoặc nói những điều với con trẻ dù mình thấy làm như vậy là thiếu khôn ngoan.
“Tôi không muốn la hét con, nhưng chúng cứ làm cho tôi nỗi nóng nên tôi không thể tự kiềm chế được.”
Đây là những lúc các cha mẹ cảm thấy mình đang làm cho bản thân, phối ngẫu và con trẻ thất vọng.
Cảm xúc có thể lấn át tất cả và có lúc thắng các cha mẹ. Hiểu được do đâu chúng ta có những cảm xúc này sẽ cho phép chúng ta thay đổi cách ứng xử với con trẻ.
Nhận thức về bản thân và con trẻ
Trẻ em là sự thách thức cho tính luôn luôn linh động và kiểm soát được cảm xúc và hành vi của mình. Chúng ta có thể mất khả năng ứng xử linh động nếu chúng ta đang căng thẳng, mệt mỏi, giận dữ hay bực bội.
Những nhu cầu hoặc cảm xúc của riêng chúng ta có thể dẫn đến hậu quả có một phản ứng “hành động thiếu suy nghĩ” thay vì có một phản ứng phù hợp với hoàn cảnh. Điều này có thể dẫn đến việc con cái và cha mẹ cảm thấy bị phân cách, hậu quả sau cùng là hai bên đều giận dữ, bị tổn thương hoặc hiểu lầm nhau.
Là cha mẹ, chúng ta cần nhận thức được những điểm phát khởi hoặc những gì có thể “làm cho mình nỗi nóng”. Cảm xúc hay hành vi của trẻ thường có thể phát khởi những cảm xúc hay hành vi của chúng ta, những điều không có liên quan hay lợi ích cho hoàn cảnh mà quý vị và con trẻ đang bị lọt vào. Chúng ta cần tách rời các nhu cầu và cảm xúc của bản thân khỏi hoàn cảnh của con trẻ thì chúng ta mới có thể ứng xử một cách cho phù hợp.
Bằng cách tự suy ngẫm, chúng ta sẽ có được một sự nhận thức rõ rệt hơn tại sao mình đã suy nghĩ, cảm nhận và cư xử như vậy. Bằng cách tư suy ngẫm nhận thức về bản thân chúng ta có thể là những cha mẹ linh hoạt và dễ thích nghi.
Quý vị từ đâu có được những quan niệm về việc nuôi con?
Sự mong đợi của quý vị đối với con trẻ xuất phát từ đâu?
Kinh nghiệm tuổi thơ của quý vị ảnh hưởng đến cách quý vị nuôi con cái ngày nay bằng cách nào và ở mức độ nào?
Tôi thích gì trong cách thức nuôi con của mình?
Tôi muốn thay đổi những gì trong cách thức nuôi con của mình?
Con tôi cần gì ở tôi với tư cách là cha mẹ mà điều đó khác với những gì tôi đã cần từ chính cha mẹ tôi?
Tôi nghĩ con tôi càng lớn thì mình cần thay đổi điều gì trong cách thức nuôi con?