Nuôi con dưới áp lực
Nhiều cha mẹ cảm thấy mình phải có những nỗ lực lớn hầu theo kịp với thế giới đang thay đổi nhanh chóng trong lúc họ đang cố gắng nuôi lớn khôn các đứa con của họ.
Nhiều người lo lắng về sự an toàn của thế giới ngày nay đối với con trẻ.
Nhiều cha mẹ cảm thấy rằng thời thơ ấu đang bị thu nhỏ lại và trẻ em đang trưởng thành quá nhanh trong xã hội ngày nay.
Nhiều người cảm thấy họ phải có những nỗ lực lớn ở nhiều mặt để đáp ứng các yêu cầu ganh đua nhau trong việc làm và việc nuôi con.
Nhiều người cảm thấy bị áp lực không để con trẻ thất vọng. Họ phải nỗ lực mới có thể dành được thời gian với con, dù rằng họ biết rõ việc này rất quan trọng.
Nhiều người cảm thấy bị cô lập và cô đơn, bị cắt đứt khỏi sự hỗ trợ quan trọng của gia đình và bạn bè.
Ngày nay các bậc cha mẹ phải đối mặt với những thách thức và áp lực rất lớn và là nguyên nhân của nhiều nỗi lo âu, và đôi khi còn là sự căng thẳng một cách áp đảo.
Quý vị không đơn độc. Nhiều cha mẹ cũng có cảm giác giống cảm giác quý vị.
Căng thẳng là một phần và bình thường cho việc nuôi con. Các sự căng thẳng nho nhỏ lành mạnh và có thể giúp chúng ta tập trung và hoàn tất sự việc. Quá nhiều sự căng thẳng có thể trở thành sự áp đảo và hậu quả là cảm giác bất lực, sợ hãi và bực bội.
Không có cha mẹ nào hoàn hảo cả. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể ứng xử một cách hay nhất đối với con cái. Điều quan trọng là nhận ra khi nào chúng ta cảm thấy bị áp lực quá nhiều và nên làm điều gì để khắc phục được nó.
Chăm sóc cho bản thân giúp quý vị chăm sóc cho con cái
Hãy tự chăm sóc cho bản thân. Đừng lúc nào cũng ưu tiên cho người khác trước.
Hãy làm những việc giúp cho quý vị thư giãn. Nghe nhạc, đọc sách, đi dạo. Dù chỉ trong vòng 10 phút.
Suy ngẫm xem do đâu quý vị bị căng thẳng và có cảm giác bị áp đảo và hãy xác định những bước nhỏ và có thể đạt được để xử lý các nguyên nhân đó.
Hãy cố gắng là người có tổ chức. Thiết lập cho chính mình và con trẻ các thói quen có nề nếp và làm đúng theo đó.
Suy ngẫm xem điều gì thật sự thật quan trọng đối với quý vị và gia đình và cố gắng xếp hạng ưu tiên những điều này.
Hãy cho phép mình làm người không hoàn hảo.
Tránh đổ trúc lên vai con mình sự bực bội và căng thẳng của mình. Ai chúng ta cũng có những lúc mà chúng ta đã làm hay nói những điều với con trẻ dù biết đó là điều thiếu khôn khéo. Xin lỗi con và nhìn nhận mình sai không có sao cả.
Cố gắng tạo ra những khoảng thời gian đặc biệt cho chính bản thân và gia đình quý vị.
Hãy tâm sự với phối ngẫu, gia đình hoặc bạn bè quý vị về những nỗi lo âu và điều làm mình lo lắng. Việc chia sẻ kinh nghiệm có thể giúp quý vị cảm thấy bớt đơn độc hơn.